Thứ Tư, 30 tháng 7, 2008

Bình ngô đại cáo

Bình Ngô Đại Cáo
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết chí lớn phải vong thân; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét. Chứng cứ còn ghi. Vưà rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây thù kết oán trải mấy mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị Nặng thuế khóa sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, Ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, Khốn nỗi rừng sâu nước độc. Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, Máu mỡ bấy no nê chưa chán, Nay xây nhà, mai đắp đất, Chân tay nào phục dịch cho vừa ? Nặng nề những nổi phu phen Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! Lòng người đều căm giận, Trời đất chẳng dung tha; Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ Những trằn trọc trong cơn mộng mị, Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đang mạnh. Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu, Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần, Nơi duy ác hiếm người bàn bạc, Tấm lòng cứu nước, Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, Cỗ xe cầu hiền, Thường chăm chắm còn dành phía tả. Thế mà: Trông người, người càng vắng bóng, Miịt mù như nhìn chốn bể khơi. Tự ta, ta phải dốc lòng, Vội vã hơn cứu người chết đói. Phần vì giận quân thù ngang dọc, Phần vì lo vận nước khó khăn, Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Lúc Khôi Huyện quân không một đội. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng trí khắc phục gian nan. Nhân dân bốn cõi một nhà, Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạọ Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh. Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân. Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại, Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng. Vương Thông gỡ thế nguy, Mà đám lửa cháy lại càng cháy Mã Anh cứu trận đánh Mà quân ta hăng lại càng hăng. Bó tay để đợi bại vong, Giặc đã trí cùng lực kiệt, Chẳng đánh mà người chịu khuất, Ta đây mưu phạt tâm công. Tưởng chúng biết lẽ ăn năn Nên đã thay lòng đổi dạ Ngờ đâu vẫn đương mưu tính Lại còn chuốc tội gây oan. Giữ ý kiến một người, Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác, Tham công danh một lúc, Để cười cho tất cả thế gian. Bởi thế: Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, Chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường Tuyệt nguồn lương thực Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau Lại thêm quân bốn mặt vây thành Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc Sĩ tốt kén người hùng hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. Dánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch lá khô, Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ. Bị ta chặn ở Lê Hoa, Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân. Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc Thành Đan Xá, thây chất thành núi, Cỏ nội đầm đìa máu đen. Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần vũ chẳng giết hại, Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, Về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ; Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, Nên công oanh liệt ngàn năm Bốn phương biển cả thanh bình, Ban chiếu duy tân khắp chốn. Xa gần bá cáo, Ai nấy đều hay.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Đổi mới hệ thống chính trị


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Đinh Phan Quỳnh
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hệ thống chính trị là một trong những vấn đề cơ bản chi phối đến mọi mặt của đời sống chính trị xã hội của các quốc gia. Đây là vấn đề mang tính chất chính trị – pháp lý và khi nói về hệ thống chính trị thì cũng có những cách hiểu khác nhau. Hiện nay tồn tại ba cách tiếp cận hệ thống chính trị khác nhau, cụ thể như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: Xác định hệ thống chính trị như là một hệ thống về mặt tổ chức và chức năng của thiết chế đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; về cách tiếp cận này chúng ta có thể nó được giới thiệu và phân tíc khá kỹ trong: “ Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1995 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên. Theo đó thì hệ thống chính trị thể hiện mối quan hệ giữa các thiết chế chính trị; các hoạt động chính trị, quyết định và hành vi chính trị; ý thức chính trị và hành vi chính trị.
Cách tiếp cận thứ hai: Hệ thống chính trị vừa bao gồm các bộ phận về mặt tổ chức, chức năng vừa bao gồm những yếu tố thể hiện bản chất của hệ thống chính trị và những điều kiện đảm bảo cho chúng vận hành một cách trơn tru.
Cách tiếp cận thứ ba: Theo đó thì hệ thống chính trị được hiểu như là một hệ thống cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Hêï thống chính trị được hiểu về mặt nội dung của nền dân chủ, thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân dưới nhiều hình thức, bao gồm các chế định dân chủ như: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Chúng ta thấy mỗi cách tiếp cận đề có những hạt nhân hợp lý của nó và thông qua đó cũng cho chúng ta thấy được tính chất phức tạp cũng như tầm quan trọng của hệ thống chính trị. Vậy hệ thống chính trị là gì, các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý Việt Nam định nghĩa như thế nào về hệ thống chính trị?. Theo quan điểm của đại đa số các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý ở Việt Nam thì hệ thống chính trị được hiểu như sau: “Hệ thống chính trị là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các bộ phận cấu thành là các thiết chế chính trị có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tham gia thực hiện quyền lực chính trị”. Từ cách hiểu về hệ thống chính trị như trên, giáo trình Luật Hiến pháp xuất bản năm 2005 của trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra một định nghĩa như sau vè hệ thống chính trị : “Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các đảng phái, các tổ chức xã hội và chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế – xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó”.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM.
Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời sau Cách mạng tháng 8/ 1945 cùng với sự hình thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hệ thống chính trị Việt Nambao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác là thành viên của mặt trận tổ quốc như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam…. Xuất phát từ đặc thù của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống chính trị Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo nhất quán của một chính đảng duy nhất đó là Đảng cộng sản Việt Nam, vì vậy mà hệ thống chính trị Việt Nam luôn có tính nhất nguyên chính trị. Nền tảng tư tưởng chung của cả hệ thống chính là chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy mục tieu chủ nghĩa xã hội làm mục tiêu chung.
Thứ hai: Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống có tính nhân dân sâu sắc, điều này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của tất cả các thiết chế chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam. Mọi thiết chế đều gắn liền với một tầng lớp nhân dân nhất định, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, là nguồn sức mạnh của nhân dân.
Thứ ba: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học, có sự phân định rõ vị trí, vai trò và chức năng cũng như nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Các thành viên của hệ thống chính trị có địa vị pháp lý vững chắc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật ví dụ như điều 9 – Hiến pháp 1992 quy định:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.". Và nội dung này đã được cụ thể hoá tại Luật Mặt trận tổ quốc 1999. Hay cũng tại Hiến pháp 1992 đã dành hẳn 1 điều (điều 10) quy định về vai trò của Công đoàn và chúng ta cũng đã có Luật Công đoàn; rồi Luật Thanh niên…
Thứ tư: Hệ thống chính trị được tổ chức rộng khắp và hoạt động theo nguyên tắc tạp trung dân chủ. Các thiết chế chính trị của hệ thống chính trị đều là những thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ sâu rộng trong hoạt động của mình phù hợp với xu thế dân chủ hoá đời sống xã hội đương đại trên cơ sở pháp luật:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”( Đ3-Luật MTTQ)
Thứ năm: Tính thống nhất về mục tiêu hoạt động cơ bản là phục vụ lợi ích nhân dân, dân tộc. Tính thống nhất của hệ thống chính trị dược bắt nguồn từ từ sự thống nhất về kinh tế, chính trị cũng như tư tưởng trong xã hội.
Thứ sáu: Các thành viên của hêï thống chính trị do Đảng cộng sản thành lập ra có lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang, có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
Như đã trình bày ở trên hệ thống chính trị Việt Nam ra đời sau Cách mạng tháng 8/ 1945 cùng với sự hình thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác là thành viên của mặt trận tổ quốc; qua các thời kỳ lịch sử của đất nước dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào hệ thống chính trị Việt Nam cũng phát huy được sức mạnh của mình và vị trí cũng như vai trò của hệ thống chính trị luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Tất nhiên sự ghi nhận đó do xuất phát từ những điều kiện khách quan cũng như chủ quan cho có những điểm không giống nhau cụ thể:
Tại bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946, do tình hình đất nước vào thời điểm đó đang cần phải tập trung được sức mạnh của mọi giai tầng, giai cấp để bảo vệ nhà nước Việt Nam non trẻ, cũng như làm công việc kiến thiết đất nước, nên chúng ta thấy Hiến pháp 1946 chưa quy định một cách cụ thể, rõ ràng về vị trí cũng như vai trò của các bộ phận hợp thành của hệ thống như là Đảng cộng sản hay Mặt trận tổ quốc như các bản Hiến pháp sau này. Tuy nhiên mặc dù không có sự ghi nhận một cách rõ ràng nhưng thông qua các điều luật, các chế định cũng đã phần nào thể hiện được vị trí cũng như vai trò quan trọng của các bộ phận của hệ thống như là một phần không thể thiếu bên cạnh thiết chế nhà nước.
Trong Hiến pháp 1959 cũng xuất phát từ tình hình đất nước vào thời điểm bấy giờ còn đang bị chia cắt hai miền nam – bắc, trong khi miền bắc đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội còn miền nam vẫn tiếp tục làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân, vì vậy Hiến pháp 1959 cũng chưa có những quy định cụ thể quy định về các bộ phận hợp thành của hệ thống, tuy nhiên cũng như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 cũng đã thể hiện được vai trò cũng như vị trí vô cùng quan trọng của các bộ phận này ví dụ như trong lời nói đầu của Hiến pháp 1959 đã khẳng định:
“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiên đá giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nước Việt Nam độc lập và dân chủ.”
Bắt đầu từ Hiến pháp 1980, Hiến pháp của một đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp đã quy định một cách vô cùng cụ thể và rõ ràng vị trí, vai trò cũng như chức năng của cả hệ thống chính trị nói chung cũng như các bộ phận hợp thành của nó. Cụ thể trong Hiến pháp 1980, bên cạnh việc quy định những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, Hiến pháp đã dành hẳn 03 điều (4,9&10) quy định về vị trí cũng như vai trò của chúng trong hệ thống chính trị. Cụ thể điều 4 – Hiến pháp 1980 quy định:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”
Còn tại điều 9 – Hiến pháp 1980 quy định:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”
Điều 10 – Hiến pháp 1980 quy định:
“Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.”
Như vậy chúng ta thấy trong Hiến pháp 1980 đã quy định rất rõ về vị trí, vai trò cũng như chức năng của các bộ phận hợp thành khác của hệ thống chính trị bên cạnh nhà nước.
Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung ngày 21/12/2001) – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và hội nhập, một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng của hệ thống chính trị Việt Nam trong mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Hiến pháp cũng đã có những quy định cụ thể và rõ ràng vè vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận hợp thành của hệ thống trong cscs điều luật cụ thể như điều 4; 9; 10…. Và theo quy định của Hiến pháp 1992, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác, thì hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm ba bộ phận hợp thành đó là: Đảng cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên mặt trận. Mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống đều có những nhiệm vụ, quyền hạnh cũng như những đặc trưng của nó cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với Đảng cộng sản Việt Nam:
Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, nằm trong hệ thống chính trị nhưng đảng là hạt nhân của hệ thống đó.
Việc xây dựng một xã hội không có người bóc lột người; một xã hội thực sự công bằng, dân chủ văn minh không thể không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vì:…
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không những là một thực tế khách quan, mà nó còn được thể chế hoá vào trong nội dung Hiến pháp . Điều 4 – Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
Nội dung cơ bản của sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước đã được vạch ra tại các kỳ đại hội của Đảng, được thể hiện thông qua các nghị quyết, bao gồm các mặt cơ bản sau:
+. Đảng đề ra đường lối chủ trương chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định.
+. Đảng vạch ra phương hướng và những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng một bộ máy Nhà nước làm việc thực sự có hiệu quả, một bộ máy Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
+. Đảng phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với cơ quan Nhà nước để thông qua cơ chế bầu cử, bổ nhiệm của Nhà nước bố trí vào công tác trong các cơ quan Nhà nước.
+. Đảng giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu tập hợp quần chúng, giáo dục, động viên họ tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; ủng hộ và tích cực thực hiện những đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.
+. Đảng kiểm tra Đảng viên và các tổ chức của Đảng trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng. Đồng thời theo dõi hoạt động của các cơ quan Nhà nước để phát hiện những sai lầm, lệch lạc để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn. Tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện đường lối chính sách của Đảng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
+. Tuy nhiên sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chỉ là sự lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước có thể độc lập tổ chức bộ máy quản lý điều hành bằng những công cụ, biện pháp của Nhà nước
+. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở nước ta được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước; còn ở các nước tư bản thì không có nước nào ghi nhận.
+. Chính nhờ có sự lãnh đạo nhất quán của Đảng, vì vậy hệ thống chính trị của nhà nước ta rất ổn định (được đánh giá là một trong ít quốc gia có hệ thống chính trị ổn định nhất trên thế giới – Pháp : trong vòng 12 năm, từ năm 1946(1958 “ thời đệ tứ cộng hoà” đã thay đổi Hiến pháp 26 lần).
+. Tuy nhiên cơ chế Đảng lãnh đạo bên cạnh những ưu việt của nó vẫn còn bộc lộ ít nhiều khiếm khuyết cần phải khắc phục. Như lời phát biểu của nguyên Tổng bí thư Đõ Mười tại Hội Nghị ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII:
“ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều Đảng viên được cử vào các cương vị khác nhau trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ TW( cơ sở. Được trao quyền những nhất thiết không được lạm quyền, hết lòng phục vụ, mang lại lợi ích cho nhân dân, làm người đầy tớ trung thành của nhân dân, tuyệt đối không được quan cách, hách dịch, cửa quyền, ức hiếp dân, hà lạm công quỹ, tham ô, lãng phí tiền bạc của dân”
Thứ hai: Đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước có một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Nhà nước giữ vị trí trung tâm (Trụ cột) của hệ thống chính trị vì quyền lực chính trị luôn được thể hiện một cách tập trung nhất thông qua quyền lực Nhà nước. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị luôn phải dựa trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành. Nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương và bảo đảm công bằng xã hội.
Vai trò to lớn của nhà nước không phải xuất phát từ sự áp đặt chủ quan mà xuất phát từ những cơ sở, điều kiện sau đây của nhà nước:
+. Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội, có cơ sở xã hội rộng lớn để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước. Nhà nước có hệ thống các cơ quan đại diện rộng lớn từ trung ương đến địa phương, do nhân dân bầu nên, quyết định đối với hệ thống các cơ quan nhà nước còn lại. Mọi cá nhân trên lãnh thổ quốc gia đều chịu sự quản lý, tác động của nhà nước bằng các quy định pháp luật.
Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị, công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, có bộ máy làm chức năng quản lý xã hội, thực hiện các biện pháp cưỡng chế khác khi thấy cần thiết.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bằng hêï thống pháp luật, các đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước được thực hiện một cách thống nhất. Kết hợp với các phương tiện điều chỉnh xã hội khác, đặc biệt là đạo đức pháp luật giữ vai trò hàng đầu trong quản lý xã hội vì sự ổn định, trâït tự và phát triển của đất nước.
Nhà nước có chủ quyền tối cao trong đối nội và đối ngoại. Có bộ máy quyền lực và sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của Nhà nước. Trong hệ thống chính trị nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền tham gia với tư cách là chủ thể của công pháp quốc tế.
Nhà nước là chủ sở hữu đối với những tư liệu quan trọng nhất. Nhà nước nắm trong tay nguồn cơ sở vật chất, tài chính to lớn, đảm bảo thực hiện các chức năng nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội.
Tất cả những diều kiện, cơ sở trên thể hiện ưu thế, sức mạnh và vai trò của nhà nước đã khẳng định vị trí được biệt củ nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam: nhà nước giữ vị trí trung tâm, trụ cột, là công cụ hùng mạnh của hệ thống chính trị.

Thứ ba: Đối với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên mặt trận.
Điều 9 – Hiến pháp 1992 quy định:
“ Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.”
Trong hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận tổ quốc và các thành viên của mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có những nhiệm vụ quan trọng sau:
+. Mặt trận tổ quốc và các thành viên của nó tham gia vào việc hình thành ra các cơ quan nhà nước.
( Mặt trận tổ quốc chủ trì hội nghị hiệp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu những người ra ứng cử vào Quốc Hội và HĐND.
“Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là bảy mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến lần thứ nhất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Hội đồng bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời dự Hội nghị này.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.” (Đ 30 – Luật Bầu cử Quốc Hội)
“Chậm nhất là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức hội nghị gồm đại diện các tổ chức thành viên để hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người được đề cử của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân đóng tại địa phương”. ( Đ 28 – Luật bầu cử HĐND).
’ Đại diện MTTQ và các tổ chức xã hội khác trong mặt trận là những thành viên trong các tổ chức bầu cử như tổ bầu cử, ban bầu cử, hội đồng bầu cử.
’ Có quyền đề nghị các cơ quan quyền lực Nhà nước bãi miễn các đại biểu không xứng đáng
+. Có quyền tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật.
’ Có quyền trình các dự án Luật trước Quốc Hội, Pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội ( Tổng công đoàn; Đoàn thanh niên CSHCM…). Ví dụ: Đ5 Luật Công đoàn quy định:
“1- Trong phạm vi các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
2- Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.”…
+. Tham gia vào việc quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ví dụ: Đ2 – Luật Công đoàn quy định:
“1- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
2- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
+. Ngoài các nhiệm vụ quan trọng như đã nêu trên, mặt trận TQ và các tổ chức thành viên còn tham gia tuyên truyền – giáo dục công dân ý thức chấp hành pháp luật, đấu tranh bảo vệ pháp luật, các quyền tự do, dân chủ của công dân. “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động”… ( Đ4 – Luật Công đoàn 1990)

Tóm lại: Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta – các tổ chức xã hội đóng một vai trò quan trọng. Cùng với các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội là công cụ quan trọng để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để nhân dân ta xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phồn vinh.

Một số gợi ý tự học; chủ đề thuyết trình môn Luật Hiến pháp

Chương I: Khoa học Luật Nhà nước và Ngành luật Nhà nước
Phần 1: Câu hỏi nghiên cứu tự học
1. Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật nhà nước, từ đó chỉ rõ mục tiêu của hoạt động nghiên cứu này.
2. Mối quan hệ giữa khoa học Luật nhà nước với các ngành khoa học pháp lý khác.
3. Hãy nêu những cơ sở lý luận của khoa học luật Nhà nước.
4. Tìm hiểu về đối tượng điều chỉnh của ngành Luật nhà nước ( các quan hệ xã hội được ngành luật điều chỉnh)
5. Nêu các phương pháp điều chỉnh của ngành Luật nhà nước . Tại sao ngành luật này lại sử dụng các phương pháp điều chỉnh đó?
6. Các điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật ngành luật nhà nước. Tại sao lại nói “ nhân dân” và “ Đại biểu Quốc hội; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp” là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật Luật nhà nước?
7. Nêu và phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật ngành luật Nhà nước.
8. Khách thể của quan hệ pháp luật Luật Nhà nước.
9. Tại sao nói Luật nhà nước là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam?.
10. Tại sao nói Hiến pháp là nguồn cơ bản của Luật Nhà nước

Phần 2: Câu hỏi nhận định ( các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?)
1. Vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là đối tượng nghiên cứu duy nhất của ngành luật Nhà nước?
2. Các phương pháp điều chỉnh được ngành Luật nhà nước sử dụng là những phương pháp đặc thù?
3. Phương pháp điều chỉnh “ xác lập, định hướng” là phương pháp duy nhất được ngành luật nhà nước sử dụng?
4. Các quy phạm pháp luật của ngành luật nhà nước đều không đủ 3 bộ phận cấu thành.
5. Những người là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp” chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật của ngành luật nhà nước.
6. Các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành luật nhà nước đều có thể trở thành nguồn của ngành luật nhà nước.
7. Các tác phẩm kinh điển, các bài viết , quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước là nguồn quan trọng của Luật nhà nước.
8. Khách thể của các quan hệ pháp luật Luật nhà nước là những khách thể quan trọng nhất.
9. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật nhà nước là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất.
10. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật Luật nhà nước đều bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
11. Các tổ chức xã hội được thành lập theo đúng những quy định của pháp luật đều là chủ thể của các quan hệ pháp luật ngành luật nhà nước
12. Vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm của ngành luật Nhà nước.

Phần 3. Câu hỏi thuyết trình nhóm.
Luật nhà nước một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Chương 2: HIẾN PHÁP
· Lịch sử lập hiến.
Phần 1. Câu hỏi nghiên cứu tự học
1. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp
2. Phân loại Hiến pháp và các tiêu trí để phân loại Hiến pháp (cho ví dụ)
3. Hoàn cảnh ra đời các văn bản “tiền Hiến pháp” trên thế giới.
4. Hiến pháp một loại văn bản hạn chế quyền lực nhà nước.
5. Bàn về tinh thần luật pháp (De l’esprit des lois) của Montesquieu và cơ chế phân công, phân nhiệm trong tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.[1]
6. Nội dung thuyết khế ước xã hội của Rousseau trong Bàn về khế ước xã hội (Du contrat social).[2]
7. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp trong xã hội tư sản
8. Các đặc trưng của Hiến pháp
9. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, sự ra đời và phát triển
10. Hiến pháp không thành văn và giá trị của nó trong lịch sử lập hiến thế giới.
11. Tổ chức nhà nước và vấn đề Hiến pháp
12. Những điểm khác biệt cơ bản giữa Hiến pháp xã hội chủ nghĩa và Hiến pháp tư sản.
13. Chế độ bảo hiến và các mô hình bảo hiến hiện nay trên thế giới.
14. Hiến pháp và sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông nam á.
15. Sự ảnh hưởng của các trào lưu dân chủ trên thế giới tới sự xuất hiện của các tư tưởng về lập hiến ở Việt Nam.
16. Nội dung quan điểm “ Ỷ Pháp cầu tiến bộ” của Phan Chu Trinh và tác động của nó đến việc hình thành các quan điểm về lập hiến của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam trước tháng 8/1945.
17. Nội dung cơ bản, hoàn cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam trong lịch sử.
18. Tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
Phần 2. Câu hỏi nhận định( các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?)
1. Nội dung ban đầu của giai cấp tư sản trong khẩu hiệu lập hiến là : Đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thành lập nhà nước cộng hòa tư sản.
2. Văn bản có tính “ hiến chương” đầu tiên trên thế giới là văn bản quy định về quyền và nghĩa vụ của các đơn vị hành chính ở Anh.
3. Tất cả các bản Hiến pháp cổ điển đều là Hiến pháp không thành văn.
4. Hiến pháp luôn được thông qua bởi Quốc hội lập hiến.
5. Theo học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu thì cành quyền lực hành pháp luôn là một cành quyền lực có “ thực quyền”.
6. Các bản hiến pháp trên thế giới luôn được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước.
7. Việc giai cấp tư sản ban hành Hiến pháp sau khi đã giành được quyền lực chính trị đã bảo đảm được quyền lợi của giai cấp tư sản.
8. Việc trước cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam chưa thể có Hiến pháp là do chúng ta chưa có độc lập tự do.
9. Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Đông nam á.
10. Theo quy định của Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối.
11. Hiến pháp 1959 là bản hiến pháp có số lượng cương điều ít nhất trong các bản hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp 1992 là bản hiến pháp có số lượng chương điều nhiều nhất.
12. Nhiệm kỳ của Nghị viện trong hiến pháp 1946 bằng với nhiệm kỳ của Chủ tịch nước.
Phần 3. Câu hỏi thuyết trình nhóm.
1. Học thuyết phân chia quyền lực và sự ảnh hưởng của chúng đến nội dung các Hiến pháp tư sản.
2. Chính thể Nhà nước trong hiến pháp 1946 sự sáng tạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Hạn chế quyền lực nhà nước, lý do của sự ra đời Hiến pháp.

- Chế độ chính trị
Phần 1. Câu hỏi nghiên cứu tự học.
1. Chế độ chính trị theo quy định của Hiến pháp hiện hành
2. Đặc điểm của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
4. Vai trò lãnh đạo của Đảng qua các bản Hiến pháp
5. Vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Phần 2. Câu hỏi nhận định (trả lời đúng sai và giải thích)
1. Chế độ chính trị dân chủ chỉ có ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Chế độ chính trị là một chế định pháp luật được đề ra để giải quyết vấn đề quyền lực nhà nước.
3. Chế độ chính trị có hai loại đó là: Chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
4. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là bản chất xuyên suốt của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ.
5. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước đều tập trung và thống nhất vào nhân dân.
6. Đảng cộng sản Việt Nam là bộ phận lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam.
7. Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền quyết định về cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
8. Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền trình các kiến nghị về luật ra trước Quốc hội.
9. Các tổ chức thành viên của mặt trận đều có quyền tham gia vào hoạt động hình thành ra các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Phần 3. Câu hỏi thuyết trình nhóm.
1. Vai trò, vị trí của hệ thống chính trị Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Những biện pháp chủ yếu để ncao vai trò của hệ thống trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị - một biện pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.
[1] Montesquieu - Bàn về tinh thần luật pháp (Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm – NXB Tư pháp 2006)
[2] Russeau – Bàn về khế ước xã hội – NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2001

CÂU HỎI TỰ HỌC MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

1. Tại sao Khoa học Luật Hiến pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành?
2. Phân tích đối tượng nghiên cứu của Khoa học luật hiến pháp.
3. Phân tích đối tượng điều chỉnh của Ngành luật hiến pháp.
4. Nguồn của ngành luật hiến pháp.
5. Phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật hiến pháp.
6. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật hiến pháp.
7. Phân tích các đặc điểm của Hiến pháp.
8. Tại sao Nhà nước chủ nô và phong kiến chưa có Hiến pháp?
9. Tại sao trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam chưa có Hiến pháp?
10. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1946.
11. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1959.
12. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1980.
13. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1992.
14. Phân tích nội dung quyền dân tộc cơ bản trong Điều 1 Hiến pháp 1992.
15. Phân tích ý nghĩa của việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội trong Điều 4 Hiến pháp 1992.
16. Phân tích các hình thức thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
17. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp hiện hành năm 1992.
18. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình hình thành cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).
19. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động lập pháp, lập quy.
20. Phân tích quy định: "Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15 Hiến pháp 1992 (sửa đổi).
21. Phân tích nội dung của chế độ sở hữu toàn dân?
22. Phân tích nội dung của chế độ sở hữu tập thể?
23. Phân tích nội dung của chế độ sở hữu tư nhân?
24. Phân tích chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế Nhà nước theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
25. Phân tích chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế tập thể theo Hiến pháp hiện hành năm 1992?
26. Phân tích chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân theo Hiến pháp hiện hành năm 1992?
27. So sánh sở hữu toàn dân với sở hữu tập thể.
28. Phân tích nguyên tắc: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. (Điều 26 Hiến pháp 1992)
29. Phân tích mục đích, chính sách phát triển nền giáo dục Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
30. Phân tích mục đích, chính sách phát triển khoa học, công nghệ theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
31. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
32. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng quyền con người (Điều 50 Hiến pháp 1992).
33. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
34. Phân tích nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
35. Phân tích nguyên tắc tính hiện thực trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
36. Phân tích nguyên tắc tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
37. Phân tích nội dung "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân." (Điều 53 Hiến pháp 1992)
38. Phân tích Điều 57 Hiến pháp 1992 " Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật."
39. Phân tích Điều 68 Hiến pháp 1992 "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật."
40. Phân tích quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin…" (Điều 69 Hiến pháp 1992)
41. Phân tích quy định: "… Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."(Điều 69 Hiến pháp 1992)
42. Phân tích nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo Hiến pháp 1992.
43. Phân tích nguyên tắc bầu cử phổ thông.
44. Phân tích nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
45. Phân tích nguyên tắc bầu cử bình đẳng.
46. Phân tích nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử.
47. Phân tích những điều kiện để thực hiện quyền bầu cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
48. Phân tích những điều kiện để thực hiện quyền ứng cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
49. Phân tích những điều kiện để một công dân trúng cử đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
50. Phân tích quy định về bãi nhiệm đại biểu theo pháp luật hiện hành.
51. Phân tích nguyên tắc: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
52. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
53. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
54. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
55. Phân tích nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
56. Phân tích quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân" (Điều 83 Hiến pháp 1992).
57. Phân tích quy định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 83 Hiến pháp 1992).
58. Phân tích chức năng lập hiến và lập pháp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
59. Phân tích chức năng giám sát tối cao của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
60. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước bằng những hình thức nào?
61. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua kỳ họp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
62. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
63. Phân tích hình thức hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
64. Trình bày cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
65. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
66. Trình bày các quy định của Hiến pháp năm 1946 về Chủ tịch nước.
67. Trình bày các quy định của Hiến pháp năm 1959 về Chủ tịch nước.
68. Vị trí, vai trò và trật tự hình thành Chủ tịch nước theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
69. Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
70. Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
71. Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.
72. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
73. Phân tích cơ cấu tổ chức và trật tự hình thành của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
74. Phân tích hình thức hoạt động của Chính phủ thông qua phiên họp Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
75. Phân tích hình thức hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động của Thủ tướng theo pháp luật hiện hành.
76. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
77. Hội đồng nhân dân có phải là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương không? Tại sao?
78. Các hình thức thực hiện quyền giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
79. Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
80. Phân tích hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân.
81. Trình bày tổ chức và hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
82. Phân tích hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
83. Trình bày tổ chức và hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
84. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.
85. Trình bày cơ cấu tổ chức và trật tự hình thành Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.
86. Phân tích hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân thông qua phiên họp Uỷ ban nhân dân.
87. Phân tích hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân thông qua hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
88. Phân tích các mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành.
89. Phân tích các mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan nhà nước cùng cấp ở địa phương theo pháp luật hiện hành.
90. Phân tích nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán theo quy định pháp luật hiện hành.
91. Phân tích chức năng xét xử của Toà án.
92. Phân tích nguyên tắc: "Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" (Điều 130 Hiến pháp 1992)
93. Phân tích nguyên tắc: "Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định..." (Điều 131 Hiến pháp 1992).
94. Phân tích nguyên tắc: "Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số" (Điều 131 Hiến pháp 1992).
95. Phân tích nguyên tắc: Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
96. Phân tích chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.
97. Trình bày tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
98. Trình bày tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương theo pháp luật hiện hành.
99. Trình bày tiêu chuẩn của Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
100. Trình bày tiêu chuẩn của Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương theo pháp luật hiện hành.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

CÂU HỎI TỰ HỌC MÔN LÝ LUẬN D17

BỘ MÔN PHÁP LUẬT

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TỰ HỌC
MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(Dùng cho Khoá D17S - Đại học CSND)

1. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật.
2. Phương pháp nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật.
3. Vấn đề nguồn gốc nhà nước và nguồn gốc pháp luật.
4. Vấn đề bản chất nhà nước, bản chất pháp luật.
5. Đặc trưng cơ bản của nhà nước, pháp luật.
6. Chức năng của nhà nước.
7. Các kiểu nhà nước trong lịch sử xã hội loài người.
8. Vấn đề hình thức nhà nước.
9. Sơ lược về đặc điểm của các hình thức chính thể nhà nước và các biến thể của nó đã, đang tồn tại trong lịch sử xã hội loài người.
10. Bộ máy nhà nước.
11.Vai trò của pháp luật và các mối quan hệ của pháp luật.
12. Các kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử xã hội loài người.
13. Hình thức pháp luật.
14. Sơ lược về các kiểu nhà nước và pháp luật Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến và Tư sản.
15. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất, chức năng và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa.
16. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
17. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
18. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
19. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam và vấn đề xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
20. Nhận định về những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay.
21. Bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa.
22. Vai trò pháp luật xã hội chủ nghĩa.
23. Hệ nguyên tắc cơ bản pháp luật xã hội chủ nghĩa.
24. Hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.
25. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
26. Vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
27. Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của quy phạm pháp luật XHCN.
28. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
29. Các tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
30. Vấn đề ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa. Vai trò của lực lượng CAND trong việc góp phần nâng cao ý thức pháp luật XHCN.
31. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật XHCN. Vấn đề năng lực của chủ thể quan hệ pháp luật XHCN.
32. Khái niệm, phân loại sự kiện pháp lý.
33. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.
34. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật.
35. Hành vi pháp luật.
36. Dấu hiệu vi phạm pháp luật , các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật và vấn đề trách nhiệm pháp lý.
37. Điều chỉnh pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật và hiệu quả của pháp luật.
38. Pháp chế và vấn đề pháp chế và tăng cường xã hội chủ nghĩa.
39. Vai trò của lực lượng CAND trong việc bảo đảm nền pháp chế XHCN trong giai đoạn hiện nay.
40. Vai trò của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật đối với lực lượng Công an nhân dân.
41. Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?
42. Vai trò của Pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay?
43. Trình bày các nhóm đối tượng nghiên cứu cơ bản của hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam. Xác định vai trò, vị trí của Lý luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống đó?
Chú ý :
- Sinh viên bắt buộc phải chuẩn bị 04 câu ( Từ câu 40 đến câu 43)
- Lựa chọn 16 câu trong 39 câu còn lại
P. TRƯỞNG BỘ MÔN
(Đã ký)
Trung tá NGUYỄN GIANG NAM

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2008

Xung đột pháp luật


XUNG ĐỘT TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
VÀ NHỮNG CÁCH THỨC QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
Th.s LÊ QUANG THÀNH
Ngày nay, mối quan tâm lớn nhất của các quốc gia trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương là vấn đề kinh tế chứ không phải là an ninh. Những nhân tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoà bình, an ninh khu vực như: Chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh lạnh, ý thức hệ..v..v… hiện nay đã dịu bớt.
Những vấn đề về an ninh bức xúc nhất mà khu vực đang phải đương đầu đó là những vấn đề liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ, đặc biệt là khu vực ven bờ biển Đông. Hầu hết các quốc gia ven bờ biển Đông đều có liên quan và hiện nay, những mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột… giữa các quốc gia trong khu vực này đang cản trở quá trình hội nhập, phát triển của cả khu vực.
Hầu hết các vùng biển trong khu vực Biển Đông đều là đối tượng xung đột, tranh chấp, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới “tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” nơi được coi là nóng nhất và nhạy cảm nhất.
Nằm trong vùng Biển Đông, với vị trí địa hình vô cùng chiến lược, cộng với khả năng cung cấp nguồn tài nguyên rất lớn khiến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “miếng bánh thơm” mà không một quốc gia liên quan nào muốn từ bỏ, mặc dù đó đích thực là lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm của Việt Nam.
I. YÊU SÁCH CỦA CÁC BÊN VÀ KHẢ NĂNG GÂY XUNG ĐỘT
Có thể tóm tắt lợi ích của các bên đòi chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như sau:
- Yêu sách của Trung Quốc và Đài Loan
Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đường hình chữ U (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương tưyên bố vào năm 1947. Không có một chứng cứ pháp lý nào đủ sức thưyết phục để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này song cho đến thời điểm hiện nay, bằng biện pháp dùng vũ lực (một phương pháp chiếm hữu lãnh thổ trái pháp luật quốc tế) Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và chiếm đóng trên 09 đảo và thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một hành vi trái với pháp luật và thực tiễn quốc tế, xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.
- Quan điểm, lập trường pháp lý của Việt Nam.
Trước tiên cần phải khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã từ lâu là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Ít nhất là từ thế kỷ 17, đã có đầy đủ các các căn cứ lịch sử và chứng cứ pháp lý để khẳng định và chứng minh chủ quyền không thẻ tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Việt Nam luôn có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà bình tuân thủ luật pháp quốc tế và trong thực tiễn xác lập chủ quyền cũng như quản lý, sử dụng lãnh thổ của mình Việt Nam luôn tôn trọng chủ quyền, lợi ích các quốc gia hữu quan trong khu vực bằng nhiều động thái tích cực.
- Yêu sách của một số quốc gia khác
Philippin đòi chủ quyền đối với tất cả các thực thể chìm và nổi trong khu vực biển mà họ gọi là Kalayan (vùng đất tự do). Malaysia đòi chủ quyền đối với 7 thực thể. Brunei đòi chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý bao gồm cả một số thực thể mà Malaysia đang tuyên bố là của họ.
Bên cạnh các quốc gia nói trên có liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trưòng Sa, cũng có một số quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản và Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề xung đột chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tất nhiên đó không phải là việc ngẫu nhiên. Điều đó, theo chúng tôi xuất phát từ những lý do sau:
1. Lợi ích về uy tín quốc gia và sự thống nhất lãnh thổ.
Vì lợi ích mà các quốc gia hướng tới là uy tín của và danh dự của quốc gia cho nên theo tiêu chí đó, kích thước của các thực thể tranh chấp, lợi ích kinh tế hay vị trí chiến lược của các thực thể không hoàn toàn là mục đích cuối cùng của các quốc gia hướng tới mà quan trọng hơn nữa đó là danh dự và uy tín của quốc gia.
2. Giá trị chiến lược của hai quần đảo.
Mặc dù những tuyến đường biển chính lưu thông, chuyên trở 25% lượng hàng hoá trên thế giới nằm khá xa quần đảo Trường Sa song nếu kiểm soát được Trường Sa sẽ cho phép bao quát được toàn bộ các tuyến đường hằng hải đó, trong điều kiện bình thường, những tuyến đường đó không bị đe doạ bởi tất cả các nước đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển kinh tế, duy trì sự lưu thông của tuyến đường hằng hải đó. Tuy nhiên, khi quan hệ giữa các bên trở nên căng thẳng, thì việc kiểm soát được các tuyến đường hàng hải này là hết sức quan trọng.
3. Lợi ích kinh tế.
Khu vực biển xung quanh hai quần đảo được xem là một trong những nơi có khả năng trữ lưọng dầu mỏ, khí lớn nhất trong vùng Biển Đông, các quốc gia đều không muốn từ bỏ một lượng cung cấp năng lượng khổng lồ như vậy, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt. Không chỉ có Trung Quốc, Việt Nam…mà Hoa Kỳ, Nga, Úc và Nhật Bản cũng hết sức quan tâm đến tình hình tranh chấp trong khu vực. Bởi các quốc gia này đã coi khu vực này là điểm đến trong tương lai để mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như hạn chế sự ảnh hưởng đang ngày càng lớn của Trung Quốc.
Rõ ràng là khả năng xung đột là không thể loại trừ. Các tranh chấp trong vùng Biển Đông đang có xu hướng xấu dần đi và khả năng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề rất dễ xay ra nếu các bên không giải quýet một cách khéo léo, triệt để. Va chạm quân sự, dùng vũ lực để chiếm đóng các thực thể đang tranh chấp như cách mà Trung Quốc đã thực hiện vào các năm 1974 và 1988 không có gì đảm bảo là sẽ không lặp lại. Thực tế cho thấy tất cả các quốc gia có liên quan đều có lực lượng đồn trú trên các đảo, thực thể (trừ Brunei). Thậm chí, Trung Quốc, Philippin và Malaysia, đã tăng cường lực lượng đồn trú trên các đảo (trừ Brunei) thậm chí Trung Quốc, Philippin và Malaysia đã tăng cường khả năng của các lực lưọng quân đội nhằm mục đích thực hiện các đòi hỏi của mình đối với các thực thể cả nổi cả chìm. Những hành động như: bắt giữ dân chài trái phép, lắp đặt dàn khoan dầu (vụ dàn khoan KATAN 03 của Trung Quốc), dùng tàu hải quân để biểu dương lực lượng..v..v..đã xảy ra nhiều lần và thường xuyên ở trong và khu vực lân cận quần đảo Trường Sa.
Như vậy, một số khả năng chủ yếu có thể gây ra xung đột trên vùng Biển Đông nói chung và khu vực hai quần đảo như sau:
Thứ nhất: Khi Trung Quốc đã phát triển đủ mạnh về tiềm lực quân sự đủ sức đánh bật mọi lực lượng của mọi quốc gia có liên quan khỏi khu vực tranh chấp chủ quyền và sự can thiệp của các quốc gia từ bên ngoài sẽ không xảy ra hoặc sẽ bị vô hiệu hoá.
Thứ hai: Khi quan hệ giữa các quốc gia tranh chấp trở lên căng thẳng và thái độ của họ rất hiếu chiến.
Thứ ba: Khi một bên bị khiêu khích cực độ, ví dụ khi một bên nào đó tiến hành xây dựng một công trình, thiết bị trên vùng biển, lãnh thổ thuộc chủ quyền của một quốc gia khác nhưng không được đồng ý hoặc đã bị phản đối nhưng vẫn phớt lờ như không hề biết và vẫn tiến hành các hoặt động xâm phạm chủ quyền một cách trắng trợn.
II. NHỮNG YẾU TỐ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT
Nguy cơ có thể dẫn đến xung đột không thể xem thưòng và yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải có một cơ chế thích hợp và các phưong thức thực sự hữu hiệu để hạn chế khả năng xảy ra xung đột và quản lý xung đột.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì hiện nay những yếu tố sau đây có tác dụng ngăn cản nguy cơ dùng vũ lực để giải quyết xung đột.
1. Về cơ bản, quan hệ giữa các bên đòi chủ quyền là tương đối tốt Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều cam kết giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương lượng hoà bình. Tất cả các bên đòi chủ quyền đều mong muốn có một môi trường thực sự hoà bình, ổn định để theo đuổi mục tiêu phát triển đất nước.
2. Giá trị kinh tế trong vùng tranh chấp cho đến nay là không lớn. Chưa tìm thấy mỏ dầu nào thực sự đủ lớn che mắt các quốc gia có liên quan để họ bất chấp tất cả, sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm đóng.
3. Nhiều tiến trình và cơ chế thúc đẩy quá trình đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia đã được đặt ra. Vấn đề ngăn chặn, hạn chế nguy cơ xung đột đang được thực hiện và phát triển lên một tầm cao mới.
4. Tất cả các bên đòi chủ quyền ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong vấn đề phát triển mạng lưới thương mại, tăng cường thị trường và giao lưu kinh tế. Các quốc gia hữu quan ngày càng phải đối mặt với sự lên án của cộng đồng quốc tế nếu họ sử xự không khéo léo và lệnh cấm vận của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc luôn treo lơ lửng trên đầu các quốc gia.
Sau khi xem xét và đặt hai yếu tố là: 1) Nguy cơ gây ra xung đột và 2) Các yếu tố ngăn chặn, hạn chế xung đột chúng ta có thể nhận thấy rằng khẳ năng bùng nổ chiến tranh liên quan đến chủ quyền lãnh thổ trong vùng Biển Đông nói chung và trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nói riêng là rất thấp trong tương lai gần. Khả năng ấy được dự đoán là cũng có giới hạn, kể cả trong trường hợp Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân biển xanh đến một trình độ mà không một quốc gia nào trong khu vực có thể chống lại.
Các bên đòi hỏi chủ quyền đã thông qua được những cách thức hạn chế, ngăn ngừa và quản lý xung đột, mặc dù vẫn còn sự khác biệt, thậm chí là xung đột với nhau, song qua đó chúng ta nhận thấy một số điểm chung như sau:
Một là: Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, tăng cường đàm phán ngoại giao trên trường quốc tế. Cụ thể là những cuộc đàm phán song phương và đa phương đã và đang diễn ra giữa các nước ASEAN với Trung Quốc cùng với một số đối tác quan trọng khác như Mỹ, Nhật Bản…
Hai là: Các quốc gia chanh chấp, đòi chủ quyền đều hướng tới các biện pháp xây dựng lòng tin tưởng lẫn nhau về mục tiêu giải quyết chanh chấp và tạm gác vấn đề chủ quyền lãnh thổ qua một bên để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu.
Ba là: Sự hiện diện trên các đảo, các thực thể đang xảy ra tranh chấp của lực lượng quân sự của các quốc gia hữu quan cũng mang một ý nghĩa chiến lược, một mặt củng cố tính cứng rắn, hợp pháp quan điểm, lập trường của họ, mặt khác mang tính răn đe đối với bất cứ bên nào có ý đồ sử dụng vũ lực để chiếm đóng.
Bốn là: Các cơ chế an ninh, phòng ngừa cũng được quan tâm thoả đáng.
Đã có hàng loạt các cơ chế an ninh, phòng ngừa quy định thái độ của các bên tranh chấp đối với vấn đề Hoàng Sa.Trong đó quan trọng nhất là những cơ chế do ASEAN( hiệp hội các nước Đông Nam Á) qui định bao gồm: Tuyên bố khu vực hoà bình, tự do trung lập, tuyên bố ASEAN và Bỉên Đông năm 1992: Bộ qui tắc ứng xử Biển Đông ( COD) và quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và Philippin năm 1995…
Năm là: Khả năng kiềm chế ngoại giao và chính trị giữa các quốc gia là tương đối tốt trong suốt thời gian có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Hiệu quả mà phương thức này mang lại còn hơn cả biện pháp răn đe quân sự. Việc thành lập một khối ASEAN thống nhất đã tạo được cơ chế đối trọng rất tốt với Trung Quốc trong quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp
Sáu là: Vấn đề về cân bằng chiến lược cũng đã được tiến hành và quan tâm.
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều muốn có sự hiện diện của quân đội của Hoa Kỳ trên lãnh thổ của họ như: Singapo, Philippin, Thái lan, Indonesia…tuy nhiên trừ Singapo, không một quốc gia nào mong muốn Mỹ làm thay phần của họ hoặc can thiệp quá sâu vào công việc đòi chủ quyền lãnh thổ của họ. Bên cạnh đó, lợi ích của một số cường quốc khác như: Nhật Bản, Nga, Mỹ… trong khu vực Biển Đông cũng là một yếu tố khiến cho khu vực này có sự cân bằng về chiến lược.
III. MỘT SỐ KẾT LUẬN
Không phải ngẫu nhiên người ta coi thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương và của biển và xu thế tiến ra biển đang là xu thế chung của nhân loại trong thế kỷ này. Tuy vậy cũng chính từ đó mà nguy cơ xảy ra xung đột luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Những thành tựu mà khu vực nói chung và Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua nhằm kiềm chế, quản lý xung đột thực sự rất đáng ghi nhận và cần được củng cố, phát huy.
Tinh minh bạch và tuân thủ pháp luật quốc tế trong các hoạt động của các bên hữu quan về vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa luôn là tiêu chí tối quan trọng, đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của mình đối với hai quần đảo Trương Sa và Hoàng Sa, luôn giữ vững lập trường, quan điểm của mình về hai quần đảo này trong tất cả các cuộc đàm phán song phương, đa phương trên trường quốc tế đó là: giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, theo qui định của pháp luật của quốc tế hiện tại. Không chỉ với chủ quyền mà đối với cả vấn đề tranh chấp, chồng lấn trên các vùng biển với một số quốc gia hữu quan khác.
Chúng tôi hy vọng rằng với một số ý kiến nêu trong bài viết này, sẽ góp phần củng cố thêm cơ sở pháp lý của Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, phần nào sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về những nguy cơ gây xung đột và khả năng kiềm chế xung đột trong khu vực Biển Đông, đặc biệt là tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặc dù xung đột ở biển Đông là có ít khả năng trở lên tiêu cực, xét cả khía cạnh huy động hoả lực và khả năng tiềm tàng song không vì thế mà các quốc gia ven bờ biển Đông không quan tâm đến vấn đề này. Xung đột kéo dài, mang tính chất phức tạp, với sự tham gia của nhiều quốc gia đã cản trở tiến trình hội nhập của mỗi quốc gia có liên quan và Việt Nam không nằm ngoài qui luật đó. Nhu cầu giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và đưa ra các phương pháp, cách thức hạn chế, quản lý xung đột đó đã và đang là nhu cầu cấp thiết.

Về Luật Quốc tịch

LẠM BÀN VỀ MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ
TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM - 1998
Thạc sỹ Lê Quang Thành
Đại học CSND
Quốc tịch là mối quan hệ chính trị và pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước có chủ quyền nhất định. Nó là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một cá nhân là công dân của một nước và trên cơ sở đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Việc xác định quốc tịch của một cá nhân là vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ trên cơ sở quốc tịch, cá nhân mới được thụ hưởng những quyền và lợi ích mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Ngược lại, về phía nhà nước, việc xác định quốc tịch cho công dân để bảo hộ quyền và lợi ích của họ cũng có ý nghĩa như vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Một trong những nội dung quan trọng của các văn bản pháp luật về quốc tịch và trong Luật quốc tịch Việt Nam, số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998 là qui định các căn cứ để xác định một người có thể có quốc tịch Việt Nam. Việc qui định về quốc tịch Việt Nam là để đề cao vinh dự và ý thức trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, tăng cường sự gắn bó giữa nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mọi người Việt Nam, dù cư trú ở trong hay ngoài nước, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vấn đề xác định quốc tịch của một cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với bản thân cá nhân đó mà còn đối với nhà nước.
Mặc dầu vậy, vấn đề quốc tịch nói chung vốn rất phức tạp, không thể nói hết trong một bài báo được. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số điểm tạm gọi là “hạn chế” trong Luật quốc tịch Việt Nam, số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998. Những điểm hạn chế được nói ở đây là những điểm không phù hợp với các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và học lý liên quan đến vấn đề quốc tịch thường được công nhận. Chính những điểm hạn chế này đã gây ra những xung đột pháp luật về việc xác định quốc tịch của nhiều kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, gây khó khăn cho những người Việt Nam có hai quốc tịch. Bên cạnh đó, những điểm hạn chế đó đã gây ra những khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư.
Tuy nhiên, trước khi trình bày về những điểm hạn chế này, chúng tôi thấy cần phải xác định hai điểm sau đây:
– Thứ nhất, chúng tôi chỉ trình bày những nguyên tắc tổng quát dựa theo tư pháp quốc tế, luật so sánh và Luật Quốc tịch số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998. Khi áp dụng, có những điểm chưa hợp lý, cần tham khảo án lệ, tập quán quốc tế riêng cho mỗi trường hợp.
– Thứ hai, chúng tôi không trình bày theo hướng “Luật của chúng ta tốt, xấu, hay dở…v.v...”. Chúng tôi chỉ trình bày dựa trên những nguyên tắc và những tiêu chuẩn khách quan để tìm một giải pháp hợp lý và công bằng cho vấn đề được đặt ra.
Trước khi trình bày về những điểm tạm gọi là “hạn chế” trong Luật quốc tịch Việt Nam, chúng tôi xin đề cập sơ lược về một số nguyên tắc và tiêu chuẩn căn bản của Luật quốc tịch được các Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế công nhận. Phải nắm vững những nguyên tắc căn bản này, chúng ta mới nhận ra được những điểm hạn chế trong Luật quốc tịch Việt Nam 1998.
1. Quyền có quốc tịch và quyền từ bỏ quốc tịch.
Theo quy định tại Điều 15 của bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 thì: “Ai cũng có quyền có quốc tịch. Không ai bị tước quốc tịch một cách vô cớ và bị từ chối quyền được đổi quốc tịch”.
Chương I - Công Ước Hague ngày 12/4/1930 về “Một số vấn đề liên quan đến sự tranh chấp về Luật quốc tịch” (Convention on Certain Questions relating to the Conflict of Nationality Laws), đã đưa ra một số nguyên tắc tổng quát về Luật quốc tịch như sau: Điều 3 quy định rằng (1)“theo các điều khoản của Công ước này, một người có hai hay nhiều quốc tịch có thể được mỗi quốc gia mà đương sự đã thụ đắc quốc tịch thừa nhận quốc tịch của đương sự”. Theo Điều 4 “một quốc gia không thể dùng quyền bảo vệ ngoại giao đối với một trong những quốc tịch của một người để chống lại quốc gia mà người đó cũng đã thụ đắc quốc tịch”. Theo Điều 5 “đối với quốc gia thứ ba, một người có hơn một quốc tịch sẽ được được đối xử như người có một quốc tịch, đó là quốc tịch của quốc gia mà đương sự có trụ sở chính và thường trú ở đó, hay quốc tịch quốc gia mà trong thực tế đương sự gần như có quan hệ chặt chẽ nhất”. Theo Điều 6 “một người thụ đắc hai quốc tịch ngoài ý muốn, có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn nơi nhà chức trách của quốc gia mà mình muốn từ bỏ quốc tịch đó”… và “trong trường hợp một người có trụ sở thường xuyên và chính thức ở ngoại quốc, Chính phủ không được từ chối quốc tịch của người đó nếu việc từ bỏ quốc tịch theo luật của quốc gia kia đã được thỏa mãn”…
Công ước của Liên hiệp quốc ngày 30/8/1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch (Convention on the Reduction of Statelessness) dự liệu rằng(2) “các quốc gia kết ước sẽ ban quốc tịch của nước mình cho những người sinh ra trên lãnh thổ của nước đó nhưng vì một lý do nào đó bị coi là vô quốc tịch”.
Dựa vào những những quy định nói trên, chúng ta có thể tóm lược các nguyên tắc tổng quát về quyền có quốc tịch và quyền từ bỏ quốc tịch của mỗi người như sau:
- Mọi người đều có quyền có quốc tịch và quyền thay đổi quốc tịch, không ai có quyền tước bỏ hai quyền đó.
- Mỗi người có thể có hai hay nhiều quốc tịch và một quốc gia không được dùng quyền bảo vệ ngoại giao để ngăn cản điều này.
- Một người thụ đắc hai quốc tịch có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn.
- Mặc dù mỗi người có quyền có nhiều quốc tịch, nhưng quốc gia thứ ba (tức quốc gia mà người đó không có liên hệ về quốc tịch), chỉ công nhận một quốc tịch duy nhất mà thôi, đó là quốc tịch của quốc gia nơi cá nhân có trụ sở chính và thường xuyên hay quốc tịch của quốc gia mà cá nhân trong thực tế có quan hệ chặt chẽ nhất.
- Một người có hai quốc tịch, khi đã từ bỏ một quốc tịch hợp lệ, quốc tịch còn lại phải được quốc gia mà người đó muốn có quốc tịch nhìn nhận, cho dù người đó đang có trụ sở chính và thường xuyên tại quốc gia mà người này đã từ bỏ quốc tịch.
2. Quyền ấn định quốc tịch
Mỗi quốc gia đều có quyền ấn định định chế quốc tịch của riêng quốc gia mình, nhưng không phải muốn ấn định thế nào cũng được. Điều 1 - Công Ước Hague 1930 nói rằng (3) “mỗi quốc gia ấn định bằng luật pháp của riêng quốc gia mình ai có quốc tịch của quốc gia đó”. Luật pháp đó sẽ được các quốc gia khác công nhận trong “giới hạn nó phù hợp với các công ước quốc tế, các tục lệ quốc tế và các nguyên tắc của luật pháp liên quan đến quốc tịch thường được công nhận” (generally recognised).
Chúng ta đã biết rằng, những tiêu chuẩn mà mỗi quốc gia có thể dựa vào đó để ấn định quốc tịch là: hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh (jus soli), hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống (jus sanguinis), hoặc căn cứ vào cả hai yếu tố đó. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 – Điều 15 và các quy định tại Điều 16, 17, 18 - Luật quốc tịch Việt Nam 1998…
Có quốc gia còn cho thụ đắc quốc tịch do hôn nhân (national by marriage) như Italia, Thái Lan... Ngoài ra, luật lệ của hầu hết các quốc gia đều dự liệu các trường hợp cho nhập quốc tịch có điều kiện. Đây là các yếu tố thường được hầu hết các quốc gia dựa vào đó để ấn định chế độ về quốc tịch của riêng quốc gia mình. Tuy nhiên, về thủ tục để thụ hưởng hay từ bỏ quốc tịch, các quốc gia thường ấn định khác nhau, có quốc gia đưa ra những thủ tục rất đơn giản, nhưng cũng có quốc gia quy định những thủ tục rất chặt chẽ.
Vì thế, trong tài liệu hướng dẫn về việc thi hành Công ước Hague 1930, ở phần“Thẩm Quyền của Quốc gia và quyền công dân” (State Authority and Citizenship), Tổ chức quốc tế về di dân (International Organization for Migration, viết tắt là IOM) đã lưu ý các quốc gia như sau(4): “Quốc gia có quyền tối thượng (sovereign right) trong việc ấn định các thủ tục và điều kiện thụ đắc quyền công dân. Tuy nhiên, quyền công dân là một nhân quyền căn bản được bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền bảo đảm và nó là một căn bản cho việc thực thi nhiều quyền khác. Vì thế, một vài tiêu chuẩn tối thiểu và tiến trình thích đáng phải được quan tâm (certain minimum standards and due process should be observed).
3. Hạn chế trong Luật quốc tịch Việt Nam.
Luật quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998 có một số quy định không phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn được luật quốc tế công nhận, trong đó có hai điểm không phù hợp theo chúng tôi là rất quan trọng.
Thứ nhất: Luật quốc tịch Việt Nam không thừa nhận người có hai quốc tịch hay nhiều quốc tịch (song tịch hay đa tịch).
Điều 3 - Công ước Hague 1930 quy định rằng “một người có hai hay nhiều quốc tịch có thể được mỗi quốc gia mà đương sự đã thụ đắc quốc tịch thừa nhận quốc tịch của đương sự”. Dựa vào điều luật này, nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận quyền có hai hay nhiều quốc tịch. Vào năm 2000, người ta ước lượng có khoảng từ 4 đến 5 triệu dân Úc có hai quốc tịch, tức khoảng 25% dân số. Hiện nay, có 69 quốc gia trên thế giới công nhận chế độ “song tịch” hay “đa tịch”. Có một số quốc gia như Đức hay Singapore chẳng hạn, chỉ công nhận chế độ song tịch cho một số trường hợp giới hạn. Mặc dầu vậy, ở Đức hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người song tịch (5).
Luật quốc tịch Việt Nam 1998 không thừa nhận chế độ song tịch. Luật quốc tịch Việt Nam quy định rằng tất cả những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài sau đây vẫn được coi là có quốc tịch Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Đã nhập một quốc tịch khác nhưng chưa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam hay tước quốc tịch Việt Nam (điều 23, 24 và 32).
2. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam (vì chưa được thôi quốc tịch Việt Nam) thì có quốc tịch Việt Nam, không kể đứa trẻ đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam (điều 16 và 17). Khi quy định như vậy, Luật Quốc tịch Việt Nam không thừa nhận quốc tịch thứ hai mà người Việt có thể thụ đắc được cho đến khi được phép từ bỏ hay bị tước quốc tịch Việt Nam.
Nghị định số 37-HĐBT ngày 5/2/1990 còn quy định rất rõ(6):“Những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác... khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam”. Tuy nhiên, trong thực tế, các cơ quan công quyền của Việt Nam đã thi hành không đúng theo các văn kiện luật pháp đã được ban hành mà hành động một cách tương đối tùy tiện, chẳng hạn như:
Nghị định số 37-HĐBT quy định “…những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác... khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam”. Nhưng trong thực tế vẫn bị đối xử như ngoại kiều, ví dụ như: Phải xin cấp thị thực, nhập cảnh, khai báo tạm trú, đóng lệ phí tạm trú,..v.v..Về việc sở hữu bất động sản, Luật Việt Nam có những quy định rất chặt chẽ và chỉ cho phép những người sau đây được hưởng quyền sở hữu:
- Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;
- Người có công đóng góp với đất nước;
- Nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; và người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.
Thứ hai: Luật quốc tịch Việt Nam quy định về thủ tục từ bỏ quốc tịch không phù hợp.
Điều 6 của Công Ước Hague 1930 nói rằng “một người thụ đắc hai quốc tịch ngoài ý muốn, có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn nơi nhà chức trách của quốc gia mà mình muốn từ bỏ quốc tịch đó”. Theo quy định tại Điều 15 - Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 thì “Không ai bị tước quốc tịch một cách vô cớ và bị từ chối quyền được đổi quốc tịch”.
Tổ chức quốc tế về di dân (International Organization for Migration, viết tắt là IOM) đã khuyến cáo rằng việc quy định về quốc tịch phải quan tâm đến “một vài tiêu chuẩn tối thiểu và tiến trình thích đáng”. Tiến trình thích đáng (due process) nói ở đây là phải hợp lý và công bằng. Tuy vậy khi ban hành Nghị định số 104 /1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, các tiêu chuẩn nói trên đã hầu như không được đề cập. Nghị định ngày số 104 /1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 đã ấn định thủ tục thôi quốc tịch (từ điều 20 đến 24) không khác gì thủ tục xin nhập quốc tịch trước đó. Cụ thể như sau:
Về hồ sơ xin thôi quốc tịch.
Điều 20 - Luật quốc tịch Việt Nam 1998, quy định rằng phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định, kèm theo các giấy tờ chính sau đây (9):
- Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
- Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp;
- Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo trung học chuyên nghiệp, đại học hoặc sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.
2. Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều này. Trường hợp này, giấy tờ quy định tại điểm e, khoản 1 Điều này do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phụ trách địa bàn, nơi đương sự thường trú, cấp.
3. Đơn xin thôi quốc tịch và các giấy tờ kèm theo của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải đựơc lập thành 03 bộ hồ sơ.
Về thủ tục cứu xét.
Thủ tục này được quy định với tinh thần như sau: Nếu đương sự ở trong nước, phải nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tại đây, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở; đồng thời, cho đăng báo địa phương trong 03 số liên tục về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra hoặc nhận được khiếu nại về các điều kiện thực tế của người xin thôi quốc tịch Việt Nam (như về việc nợ thuế hoặc nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam…), Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện. Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp. Tiếp theo, Sở Tư pháp dự thảo văn bản, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp.
Nếu đương sự ở nước ngoài: Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nhận hồ sơ, niêm yết tại trụ sở; xem xét, thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự và có văn bản kết luận, đề nghị việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, thì có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Nghiên cứu những quy định của Luật quốc tịch 1998 về các hồ sơ cần phải nộp khi xin thôi quốc tịch Việt Nam, chúng ta cũng có thể nhận thấy những điểm hạn chế như sau:
1. Về “Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định” và “Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp” (điểm a và điểm đ – Điều 20 Luật quốc tịch 1998).
Hai văn kiện này chỉ cần thiết khi đương sự xin nhập tịch, vì Chính phủ cần biết người xin nhập quốc tịch có phải là người lương thiện hay không, và nếu cho nhập quốc tịch có nguy hại cho quốc gia hay không. Còn nếu đương sự xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam, thì đòi hỏi những giấy tờ đó có thực sự cần thiết hay không? Chúng tôi thiết nghĩ là không cần.
2. Về “Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước…” (điểm c – Điều 20 Luật quốc tịch 1998).
Theo chúng tôi, giấy này chỉ cần thiết khi cá nhân rời quốc gia hay bán tài sản mà thôi. Giấy này không ảnh hưởng gì đến quốc tịch của cá nhân. Dù cá nhân này có quốc tịch Việt Nam hay không, vẫn có thể truy thu số thuế mà họ còn thiếu.
3. Về “Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài…” (điểm b – Điều 20 Luật quốc tịch 1998).
Đây là một sự đòi hỏi để tránh cho người xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam khỏi lâm vào tình trạng vô quốc tịch khi chưa thụ hưởng quốc tịch mới. Về vấn đề này Luật quốc tịch Ba Lan (Citizenship Act of February 15, 1962) dự liệu dễ dàng hơn theo tinh thần cứ cấp giấy phép cho thôi quốc tịch, nhưng ghi rõ rằng giấy này chỉ có hiệu lực khi nào cá nhân đã có một quốc tịch khác(10). Nếu Luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định tương tự như vậy thì chúng tôi nghĩ rằng sẽ dễ dàng hơn cho những người không còn muốn là một công dân Việt Nam.
Những thủ tục kiểm tra mà Nghị định số 104 /1998/NĐ-CP, ngày 31/12/1998 đã đưa ra cũng không cần thiết đối với một người xin thôi quốc tịch. So sánh thủ tục xin từ bỏ quốc tịch của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới, chúng ta sẽ thấy các quy định về trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch của Luật quốc tịch Việt Nam 1998 đang áp dụng tại Việt Nam là không phù hợp với các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và xu thế chung của cộng đồng quốc tế.
Theo báo cáo tình hình thực hiện Luật quốc tịch 1998. Trong 9 năm thực hiện Luật Quốc tịch năm 1998, Việt Nam đã giải quyết hơn 61.000 trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam, 231 trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam, 51 trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ phải chuyển qua nhiều khâu: thụ lý, xác minh, chuyển đến Bộ Ngoại giao, chuyển đến Bộ Tư pháp, trình Văn phòng Chủ tịch nước. Tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hồ sơ được tập hợp và gom lại theo từng đợt mới được chuyển về nước nên nhiều khi chậm trễ, thời gian giải quyết bị kéo dài, thậm chí có trường hợp bị thất lạc.
Như vậy, chính vì những thủ tục không phù hợp đã gây ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam khi giải quyết các vấn đề về cho nhập, thôi quốc tịch Việt Nam.
Có nhiều ý kiến của các chuyên gia đề xuất cần xây dựng một cơ chế để Chủ tịch nước ủy quyền cho Chính phủ thực hiện việc cho thôi, nhập, tước quốc tịch Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Chính phủ để ký quyết định hoặc quyết định việc cho thôi quốc tịch. Riêng thẩm quyền quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể quy định cho Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về nhận định này, chúng ta cùng nghiên cứu quy định của Luật quốc tịch của một số quốc gia về thủ tục xin thôi quốc tịch.
Thủ tục tại Hoa Kỳ
Thủ tục xin từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ (renunciation of U.S. citizenship) được quy định ở Tiết 349(a)(5) của Luật Di trú và Quốc tịch (Immigration and Nationality Act). Thủ tục này khá đơn giản: Nếu công dân Mỹ ở nước ngoài, tự mình đến trước một viên chức lãnh sự hay ngoại giao của Hoa Kỳ, ký tên vào một lời tuyên thệ xin từ bỏ quốc tịch Mỹ trước sự hiện diện của các viên chức này. Pháp luật Hoa Kỳ không cho phép từ bỏ quốc tịch bằng thư. Khi đến, đương sự chỉ cần xuất trình Passport, chứng thư nhập quốc tịch (nếu đã xin nhập tịch) và bằng chứng đang có quốc tịch nước ngoài (11).
Thủ tục tại Úc
Luật quốc tịch Úc (Australian Citizenship Act và các văn kiện sửa đổi) cho phép những người trên 18 tuổi muốn tử bỏ quốc tịch Úc được điền Form 128 gọi là “Declaration of renounciation of Australian Citizenship” để xin từ bỏ quốc tịch Úc và gởi cho Bộ Di trú và đa văn hóa sự vụ hay cơ quan đại diện của cơ quan này ở ngoại quốc. Vì Úc có ký kết Công ước Liên hiệp quốc ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch (đã nói trên) nên chính phủ Úc chỉ cho phép từ bỏ quốc tịch Úc khi nào đương sự chứng minh rằng đã có quốc tịch khác (12).
Thủ tục tại Thái Lan
Luật quốc tịch Thái Lan (Thailand’s Nationality Act B.E. 2508 và các văn kiện sửa đổi) quy định rằng người phụ nữ có quốc tịch Thái Lan sẽ được thủ đắc quốc tịch của chồng khi kết hôn, nếu muốn từ bỏ quốc tịch Thái Lan, chỉ cần khai trước viên chức có thẩm quyền ý muốn của mình theo mẫu và thể thức đã được ấn định. Những người đã thủ đắc quốc tịch Thái Lan bằng cách nhập quốc tịch, nếu muốn từ bỏ quốc tịch Thái Lan, chỉ cần nộp đơn cho viên chức có thẩm quyền theo mẫu và theo thể thức đã được Pháp luật Thái Lan ấn định (13).
Thủ tục tại Nhật Bản
Điều 13 của Luật quốc tịch Nhật Bản (Law No.147 of 1950 và các văn kiện sửa đổi) quy định rằng “…người có quốc tịch Nhật Bản muốn từ bỏ quốc tịch này, chỉ cần thông báo cho Bộ Tư pháp biết…”. Người đó sẽ mất quốc tịch Nhật Bản kể từ khi thông báo (shall lose Japanese nationality at the time of the notification) (14).
Một vài nhận xét
Qua những dẫn chứng mà chúng tôi đã nêu ra ở trên, chúng ta thấy Luật quốc tịch Việt Nam 1998 có những quy định chưa phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế thường được công nhận, nhất là trong vấn đề hai quốc tịch và vấn đề xin từ bỏ quốc tịch. Tại sao vậy? Theo chúng tôi, có thể vì những lý do sau đây:
Một là, Nhà nước CHXHCN Việt Nam muốn giữ kiều bào Việt Nam ở nước ngoài mãi là công dân Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu "Tôi xin khẳng định là người dân trong nước luôn nhớ đến người Việt Nam ở nước ngoài và biết là người Việt xa quê luôn hướng về Tổ quốc. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến kiều bào". (15)
Hai là, Nếu công nhận chế độ hai quốc tịch hay nhiều quốc tịch như hầu hết các quốc gia trên thế giới, khi xẩy ra những tranh chấp về nhân thân, về gia đình, về tài sản, v.v... nói chung là các vấn đề liên quan đến tư pháp quốc tế, các thẩm phán Việt Nam hiện nay không nhiều người có đủ khả năng để xét xử. Khi giải quyết một số vấn đề về dân sự liên quan đến những người hai quốc tịch hay nhiều quốc tịch, rất khó tránh khỏi những xung đột về luật pháp giữa hai quốc gia có luật pháp khác nhau, lúc đó phải áp dụng những quy tắc, những tiêu chuẩn, những án lệ hay tập quán của tư pháp quốc tế và luật so sánh. Không nhiều thẩm phán của các Toà án ở Việt Nam hiện nay có thể nắm vững những quy định của Luật quốc tế cũng như Luật quốc tịch Việt Nam về vấn đề này.
Đặc biệt, đối mặt với vấn đề hai quốc tịch, Việt Nam không chỉ phải xử lý vấn đề tranh chấp bảo hộ công dân, trong áp dụng luật dân sự khi có tranh chấp hoặc luật hình sự khi công dân Việt Nam có hai quốc tịch vi phạm pháp luật Việt Nam. Tình hình trên cũng khiến các cơ quan nhà nước Việt Nam lúng túng khi giải quyết các vấn đề giao dịch dân sự, kinh tế... của những công dân mang hai quốc tịch.
Quốc tịch là một chế định pháp lý quan trọng, là vấn đề phức tạp, được các quốc gia đặc biệt quan tâm nghiên cứu, giải quyết trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý ổn định, gắn bó chặt chẽ giữa nhà nước với cá nhân con người, là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định địa vị pháp lý công dân. Do đó việc qui định vấn đề quốc tịch, nguyên tắc một quốc tịch, song tịch hay đa tịch của công dân Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Để đề cao vinh dự và ý thức trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, tăng cường sự gắn bó giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mọi người Việt Nam, dù cư trú ở trong nước hay ngoài nước, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì một trong những yêu cầu cấp thiết là phải sửa đổi các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 1998 và các văn bản có liên quan cho phù hợp với các quy định của Luật quốc tế và tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Tất nhiên là phải trên cơ sở “chủ quyền quốc gia” nhưng vẫn đảm bảo tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của chính quyền địa phương, đây là một hoạt động quan trọng mang tính sáng tạo, nó yêu cầu sự phối hợp, kết hợp một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn của nhiều cơ quan, vì văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành phải đảm bảo cùng một lúc rất nhiều các yêu cầu như: Nội dung phải phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu quản lý nhà nước, cũng như phải đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Trước thời điểm Luật ban hành văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc Hội khoá XI – Kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 03/12/2004, thì hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân dựa vào những quy định của Luâït ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2002. Có thể khẳng định, kể từ khi có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra đời thì hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung và của Hội đồng nhân dân cũng như Ủy ban nhân dân nói riêng đã có những bước chuyển mình tích cức về cả số lượng và chất lượng. Qua điều tra khảo sát của Bộ Tư Pháp tại 32 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thì từ năm 1999 đến 2001 thực tế ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các địa phương trong thời gian trên như sau:

Vì chưa có một văn bản pháp luật quy định thống nhất về việc xây dựng văn bản của các cấp chính quyền địa phương, cho nên công tác xây dựng pháp luật của địa phương phần nào bị ảnh hưởng , nhiều văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp với văn bản các cơ quan nhà nước cấp trên. Tuy nhiên do trong công tác ban hành văn bản pháp luật vì chưa được quy địng một cách rõ ràng, cụ thể cho nên hoạt động này còn một số tồn tại như:
- Còn hiện tượng ban hành văn bản có tính quy phạm dưới hình thức không do luật định như công văn, thông báo, kết luận. Nhiều văn bản có cùng nội dung hoặc văn bản của cơ quan cấp dưới quy định lại những vấn đề đã được văn bản của cấp trên quy định nhưng lại không đầy đủ, thậm chí không đúng gây hiểu sai và không thực hiện được. Phần lớn các dự thảo được biên soạn khi khung chính sách chung chưa được dự liệu một cách thấu đáo toàn diện và vững chắc;
- Tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, không có sự phân biệt rõ và thống nhất thẩm quyền về nội dung cũng như thẩm quyền về hình thức của văn bản và không phù hợp với yêu cầu quản lý vẫn còn sảy ra, đặc biệt ở cấp xã.
- Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn có tình trạng chắp vá, mâu thuẫn chồng chéo, thiếu sự thống nhất nội tại trong từng văn bản cũng như các văn bản trong cả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật...;
- Ở các địa phương nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện. Có lĩnh vực quá ít văn bản hoặc văn bản có nội dung đã lạc hậu không được kịp thời thay thế, sửa đổi, bổ sung. Ngược lại, có lĩnh vực quá nhiều văn bản cùng điều chỉnh về một vấn đề, một nội dung (trật tự trị an, xây dựng, nhà đất...). Tầm khái quát của văn bản chưa đảm bảo, có một số bị sửa đổi, thay thế liên tục làm hạn chế tác dụng, hiệu lực, hiệu quả quản lý;
- Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù đã được nhiều địa phương quy định nhưng do chưa có sự chỉ đạo chung, một số quy định lại chủ yếu dựa trên thực tiễn áp dụng từ trước tới nay nên chưa đảm bảo sự thống nhất giữa các địa phương. Thêm vào đó, tình trạng không tuân thủ quy trình, thủ tục đã quy định, làm tắt, văn bản soạn thảo sơ sài hoặc do thư ký Uỷ ban nhân dân phụ trách từng lĩnh vực soạn thảo rồi trình ký luôn, không gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp. Thực tế này dẫn đến tình trạng ở một số nơi Sở Tư pháp không nắm được tình hình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy không thể chủ động tham gia và có ý kiến ngay từ khâu soạn thảo, mà chỉ thực hiện chức năng theo dõi số lượng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh thông qua sổ công văn lưu trữ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh vì vậy có Sở Tư pháp chỉ phát hiện các sai sót sau khi văn bản đã được ban hành . Trong những trường hợp như vậy việc kiến nghị cơ quan đã ban hành văn bản bãi bỏ được sửa đổi ngay văn bản là rất khó khăn;
- Việc quản lý, lưu trữ văn bản ban hành thiếu chặt chẽ, chưa bảo đảm tính khoa học nhất là ở các cấp huyện, xã. Công tác hệ thống hoá mới dừng lại chủ yếu ở cấp tỉnh;
Vì vậy việc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân ra đời được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 03/12/2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/2005 đã và sẽ làm cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương khắc phục được một số tồn tại như đã nêu ở trên bởi:
Tạo ra được cách hiểu thống nhất về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó phân biệt được văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng được một quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách chặt chẽ, thống nhất ; bảo đảm tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật…
Tuy nhiên, để hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đạt hiệu quả cao hơn nữa, theo chúng tôi cần phải có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; cụ thể như sau:
- Cần phải có quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục và quy trình lập, thông qua chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Cần phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và quy trình để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tham gia ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không do Uỷ ban nhân dân trình, vì Uỷ ban nhân dân là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện nghị quyết đó chứ không thể quy định một cách chung như tại khoản 2 điều 26 được.
- Tại điều 24 của Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân đã quy định rất cụ thể và chặt chẽ về việc thẩm định các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban nhân dân trình, tuy nhiên đối với các dự thảo nghị quyết không do Uỷ ban nhân dân trình thì Luật lại quy định không cụ thể, vì vậy theo chúng tôi đối với các dự thảo này cũng cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn.
- Trình tự, thủ tục và quy trình lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng cần được quy định cụ thể hơn để đảm bảo chất lượng cho các văn bản này.
- Về nội dung của điều 6 theo chúng tôi để tôi để tổ chức thực hiện được tốt thì cần có hướng dẫn về trình tự, thủ tục và quy trình dịch văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài;
- Về thẩm quyền ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị. Tuy nhiên Luật không quy định trường hợp uỷ quyền để ký cá văn bản này vì vậy cần có quy định nói rõ về vấn đề uỷ quyền ký như: Trong những trường hợp nào thì được uỷ quyền và ai là người được uỷ quyền và uỷ quyền tới đâu.
- Về đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (thẩm quyền, trách nhiệm đính chính..);
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.
Đ.P.Q