Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Một số gợi ý tự học; chủ đề thuyết trình môn Luật Hiến pháp

Chương I: Khoa học Luật Nhà nước và Ngành luật Nhà nước
Phần 1: Câu hỏi nghiên cứu tự học
1. Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật nhà nước, từ đó chỉ rõ mục tiêu của hoạt động nghiên cứu này.
2. Mối quan hệ giữa khoa học Luật nhà nước với các ngành khoa học pháp lý khác.
3. Hãy nêu những cơ sở lý luận của khoa học luật Nhà nước.
4. Tìm hiểu về đối tượng điều chỉnh của ngành Luật nhà nước ( các quan hệ xã hội được ngành luật điều chỉnh)
5. Nêu các phương pháp điều chỉnh của ngành Luật nhà nước . Tại sao ngành luật này lại sử dụng các phương pháp điều chỉnh đó?
6. Các điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật ngành luật nhà nước. Tại sao lại nói “ nhân dân” và “ Đại biểu Quốc hội; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp” là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật Luật nhà nước?
7. Nêu và phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật ngành luật Nhà nước.
8. Khách thể của quan hệ pháp luật Luật Nhà nước.
9. Tại sao nói Luật nhà nước là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam?.
10. Tại sao nói Hiến pháp là nguồn cơ bản của Luật Nhà nước

Phần 2: Câu hỏi nhận định ( các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?)
1. Vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là đối tượng nghiên cứu duy nhất của ngành luật Nhà nước?
2. Các phương pháp điều chỉnh được ngành Luật nhà nước sử dụng là những phương pháp đặc thù?
3. Phương pháp điều chỉnh “ xác lập, định hướng” là phương pháp duy nhất được ngành luật nhà nước sử dụng?
4. Các quy phạm pháp luật của ngành luật nhà nước đều không đủ 3 bộ phận cấu thành.
5. Những người là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp” chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật của ngành luật nhà nước.
6. Các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành luật nhà nước đều có thể trở thành nguồn của ngành luật nhà nước.
7. Các tác phẩm kinh điển, các bài viết , quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước là nguồn quan trọng của Luật nhà nước.
8. Khách thể của các quan hệ pháp luật Luật nhà nước là những khách thể quan trọng nhất.
9. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật nhà nước là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất.
10. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật Luật nhà nước đều bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
11. Các tổ chức xã hội được thành lập theo đúng những quy định của pháp luật đều là chủ thể của các quan hệ pháp luật ngành luật nhà nước
12. Vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm của ngành luật Nhà nước.

Phần 3. Câu hỏi thuyết trình nhóm.
Luật nhà nước một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Chương 2: HIẾN PHÁP
· Lịch sử lập hiến.
Phần 1. Câu hỏi nghiên cứu tự học
1. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp
2. Phân loại Hiến pháp và các tiêu trí để phân loại Hiến pháp (cho ví dụ)
3. Hoàn cảnh ra đời các văn bản “tiền Hiến pháp” trên thế giới.
4. Hiến pháp một loại văn bản hạn chế quyền lực nhà nước.
5. Bàn về tinh thần luật pháp (De l’esprit des lois) của Montesquieu và cơ chế phân công, phân nhiệm trong tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.[1]
6. Nội dung thuyết khế ước xã hội của Rousseau trong Bàn về khế ước xã hội (Du contrat social).[2]
7. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp trong xã hội tư sản
8. Các đặc trưng của Hiến pháp
9. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, sự ra đời và phát triển
10. Hiến pháp không thành văn và giá trị của nó trong lịch sử lập hiến thế giới.
11. Tổ chức nhà nước và vấn đề Hiến pháp
12. Những điểm khác biệt cơ bản giữa Hiến pháp xã hội chủ nghĩa và Hiến pháp tư sản.
13. Chế độ bảo hiến và các mô hình bảo hiến hiện nay trên thế giới.
14. Hiến pháp và sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông nam á.
15. Sự ảnh hưởng của các trào lưu dân chủ trên thế giới tới sự xuất hiện của các tư tưởng về lập hiến ở Việt Nam.
16. Nội dung quan điểm “ Ỷ Pháp cầu tiến bộ” của Phan Chu Trinh và tác động của nó đến việc hình thành các quan điểm về lập hiến của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam trước tháng 8/1945.
17. Nội dung cơ bản, hoàn cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam trong lịch sử.
18. Tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
Phần 2. Câu hỏi nhận định( các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?)
1. Nội dung ban đầu của giai cấp tư sản trong khẩu hiệu lập hiến là : Đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thành lập nhà nước cộng hòa tư sản.
2. Văn bản có tính “ hiến chương” đầu tiên trên thế giới là văn bản quy định về quyền và nghĩa vụ của các đơn vị hành chính ở Anh.
3. Tất cả các bản Hiến pháp cổ điển đều là Hiến pháp không thành văn.
4. Hiến pháp luôn được thông qua bởi Quốc hội lập hiến.
5. Theo học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu thì cành quyền lực hành pháp luôn là một cành quyền lực có “ thực quyền”.
6. Các bản hiến pháp trên thế giới luôn được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước.
7. Việc giai cấp tư sản ban hành Hiến pháp sau khi đã giành được quyền lực chính trị đã bảo đảm được quyền lợi của giai cấp tư sản.
8. Việc trước cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam chưa thể có Hiến pháp là do chúng ta chưa có độc lập tự do.
9. Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Đông nam á.
10. Theo quy định của Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối.
11. Hiến pháp 1959 là bản hiến pháp có số lượng cương điều ít nhất trong các bản hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp 1992 là bản hiến pháp có số lượng chương điều nhiều nhất.
12. Nhiệm kỳ của Nghị viện trong hiến pháp 1946 bằng với nhiệm kỳ của Chủ tịch nước.
Phần 3. Câu hỏi thuyết trình nhóm.
1. Học thuyết phân chia quyền lực và sự ảnh hưởng của chúng đến nội dung các Hiến pháp tư sản.
2. Chính thể Nhà nước trong hiến pháp 1946 sự sáng tạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Hạn chế quyền lực nhà nước, lý do của sự ra đời Hiến pháp.

- Chế độ chính trị
Phần 1. Câu hỏi nghiên cứu tự học.
1. Chế độ chính trị theo quy định của Hiến pháp hiện hành
2. Đặc điểm của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
4. Vai trò lãnh đạo của Đảng qua các bản Hiến pháp
5. Vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Phần 2. Câu hỏi nhận định (trả lời đúng sai và giải thích)
1. Chế độ chính trị dân chủ chỉ có ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Chế độ chính trị là một chế định pháp luật được đề ra để giải quyết vấn đề quyền lực nhà nước.
3. Chế độ chính trị có hai loại đó là: Chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
4. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là bản chất xuyên suốt của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ.
5. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước đều tập trung và thống nhất vào nhân dân.
6. Đảng cộng sản Việt Nam là bộ phận lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam.
7. Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền quyết định về cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
8. Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền trình các kiến nghị về luật ra trước Quốc hội.
9. Các tổ chức thành viên của mặt trận đều có quyền tham gia vào hoạt động hình thành ra các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Phần 3. Câu hỏi thuyết trình nhóm.
1. Vai trò, vị trí của hệ thống chính trị Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Những biện pháp chủ yếu để ncao vai trò của hệ thống trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị - một biện pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.
[1] Montesquieu - Bàn về tinh thần luật pháp (Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm – NXB Tư pháp 2006)
[2] Russeau – Bàn về khế ước xã hội – NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2001

Không có nhận xét nào: