Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Đổi mới hệ thống chính trị


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Đinh Phan Quỳnh
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hệ thống chính trị là một trong những vấn đề cơ bản chi phối đến mọi mặt của đời sống chính trị xã hội của các quốc gia. Đây là vấn đề mang tính chất chính trị – pháp lý và khi nói về hệ thống chính trị thì cũng có những cách hiểu khác nhau. Hiện nay tồn tại ba cách tiếp cận hệ thống chính trị khác nhau, cụ thể như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: Xác định hệ thống chính trị như là một hệ thống về mặt tổ chức và chức năng của thiết chế đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; về cách tiếp cận này chúng ta có thể nó được giới thiệu và phân tíc khá kỹ trong: “ Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1995 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên. Theo đó thì hệ thống chính trị thể hiện mối quan hệ giữa các thiết chế chính trị; các hoạt động chính trị, quyết định và hành vi chính trị; ý thức chính trị và hành vi chính trị.
Cách tiếp cận thứ hai: Hệ thống chính trị vừa bao gồm các bộ phận về mặt tổ chức, chức năng vừa bao gồm những yếu tố thể hiện bản chất của hệ thống chính trị và những điều kiện đảm bảo cho chúng vận hành một cách trơn tru.
Cách tiếp cận thứ ba: Theo đó thì hệ thống chính trị được hiểu như là một hệ thống cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Hêï thống chính trị được hiểu về mặt nội dung của nền dân chủ, thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân dưới nhiều hình thức, bao gồm các chế định dân chủ như: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Chúng ta thấy mỗi cách tiếp cận đề có những hạt nhân hợp lý của nó và thông qua đó cũng cho chúng ta thấy được tính chất phức tạp cũng như tầm quan trọng của hệ thống chính trị. Vậy hệ thống chính trị là gì, các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý Việt Nam định nghĩa như thế nào về hệ thống chính trị?. Theo quan điểm của đại đa số các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý ở Việt Nam thì hệ thống chính trị được hiểu như sau: “Hệ thống chính trị là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các bộ phận cấu thành là các thiết chế chính trị có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tham gia thực hiện quyền lực chính trị”. Từ cách hiểu về hệ thống chính trị như trên, giáo trình Luật Hiến pháp xuất bản năm 2005 của trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra một định nghĩa như sau vè hệ thống chính trị : “Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các đảng phái, các tổ chức xã hội và chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế – xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó”.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM.
Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời sau Cách mạng tháng 8/ 1945 cùng với sự hình thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hệ thống chính trị Việt Nambao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác là thành viên của mặt trận tổ quốc như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam…. Xuất phát từ đặc thù của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống chính trị Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo nhất quán của một chính đảng duy nhất đó là Đảng cộng sản Việt Nam, vì vậy mà hệ thống chính trị Việt Nam luôn có tính nhất nguyên chính trị. Nền tảng tư tưởng chung của cả hệ thống chính là chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy mục tieu chủ nghĩa xã hội làm mục tiêu chung.
Thứ hai: Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống có tính nhân dân sâu sắc, điều này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của tất cả các thiết chế chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam. Mọi thiết chế đều gắn liền với một tầng lớp nhân dân nhất định, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, là nguồn sức mạnh của nhân dân.
Thứ ba: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học, có sự phân định rõ vị trí, vai trò và chức năng cũng như nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Các thành viên của hệ thống chính trị có địa vị pháp lý vững chắc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật ví dụ như điều 9 – Hiến pháp 1992 quy định:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.". Và nội dung này đã được cụ thể hoá tại Luật Mặt trận tổ quốc 1999. Hay cũng tại Hiến pháp 1992 đã dành hẳn 1 điều (điều 10) quy định về vai trò của Công đoàn và chúng ta cũng đã có Luật Công đoàn; rồi Luật Thanh niên…
Thứ tư: Hệ thống chính trị được tổ chức rộng khắp và hoạt động theo nguyên tắc tạp trung dân chủ. Các thiết chế chính trị của hệ thống chính trị đều là những thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ sâu rộng trong hoạt động của mình phù hợp với xu thế dân chủ hoá đời sống xã hội đương đại trên cơ sở pháp luật:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”( Đ3-Luật MTTQ)
Thứ năm: Tính thống nhất về mục tiêu hoạt động cơ bản là phục vụ lợi ích nhân dân, dân tộc. Tính thống nhất của hệ thống chính trị dược bắt nguồn từ từ sự thống nhất về kinh tế, chính trị cũng như tư tưởng trong xã hội.
Thứ sáu: Các thành viên của hêï thống chính trị do Đảng cộng sản thành lập ra có lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang, có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
Như đã trình bày ở trên hệ thống chính trị Việt Nam ra đời sau Cách mạng tháng 8/ 1945 cùng với sự hình thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác là thành viên của mặt trận tổ quốc; qua các thời kỳ lịch sử của đất nước dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào hệ thống chính trị Việt Nam cũng phát huy được sức mạnh của mình và vị trí cũng như vai trò của hệ thống chính trị luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Tất nhiên sự ghi nhận đó do xuất phát từ những điều kiện khách quan cũng như chủ quan cho có những điểm không giống nhau cụ thể:
Tại bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946, do tình hình đất nước vào thời điểm đó đang cần phải tập trung được sức mạnh của mọi giai tầng, giai cấp để bảo vệ nhà nước Việt Nam non trẻ, cũng như làm công việc kiến thiết đất nước, nên chúng ta thấy Hiến pháp 1946 chưa quy định một cách cụ thể, rõ ràng về vị trí cũng như vai trò của các bộ phận hợp thành của hệ thống như là Đảng cộng sản hay Mặt trận tổ quốc như các bản Hiến pháp sau này. Tuy nhiên mặc dù không có sự ghi nhận một cách rõ ràng nhưng thông qua các điều luật, các chế định cũng đã phần nào thể hiện được vị trí cũng như vai trò quan trọng của các bộ phận của hệ thống như là một phần không thể thiếu bên cạnh thiết chế nhà nước.
Trong Hiến pháp 1959 cũng xuất phát từ tình hình đất nước vào thời điểm bấy giờ còn đang bị chia cắt hai miền nam – bắc, trong khi miền bắc đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội còn miền nam vẫn tiếp tục làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân, vì vậy Hiến pháp 1959 cũng chưa có những quy định cụ thể quy định về các bộ phận hợp thành của hệ thống, tuy nhiên cũng như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 cũng đã thể hiện được vai trò cũng như vị trí vô cùng quan trọng của các bộ phận này ví dụ như trong lời nói đầu của Hiến pháp 1959 đã khẳng định:
“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiên đá giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nước Việt Nam độc lập và dân chủ.”
Bắt đầu từ Hiến pháp 1980, Hiến pháp của một đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp đã quy định một cách vô cùng cụ thể và rõ ràng vị trí, vai trò cũng như chức năng của cả hệ thống chính trị nói chung cũng như các bộ phận hợp thành của nó. Cụ thể trong Hiến pháp 1980, bên cạnh việc quy định những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, Hiến pháp đã dành hẳn 03 điều (4,9&10) quy định về vị trí cũng như vai trò của chúng trong hệ thống chính trị. Cụ thể điều 4 – Hiến pháp 1980 quy định:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”
Còn tại điều 9 – Hiến pháp 1980 quy định:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”
Điều 10 – Hiến pháp 1980 quy định:
“Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.”
Như vậy chúng ta thấy trong Hiến pháp 1980 đã quy định rất rõ về vị trí, vai trò cũng như chức năng của các bộ phận hợp thành khác của hệ thống chính trị bên cạnh nhà nước.
Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung ngày 21/12/2001) – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và hội nhập, một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng của hệ thống chính trị Việt Nam trong mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Hiến pháp cũng đã có những quy định cụ thể và rõ ràng vè vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận hợp thành của hệ thống trong cscs điều luật cụ thể như điều 4; 9; 10…. Và theo quy định của Hiến pháp 1992, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác, thì hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm ba bộ phận hợp thành đó là: Đảng cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên mặt trận. Mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống đều có những nhiệm vụ, quyền hạnh cũng như những đặc trưng của nó cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với Đảng cộng sản Việt Nam:
Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, nằm trong hệ thống chính trị nhưng đảng là hạt nhân của hệ thống đó.
Việc xây dựng một xã hội không có người bóc lột người; một xã hội thực sự công bằng, dân chủ văn minh không thể không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vì:…
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không những là một thực tế khách quan, mà nó còn được thể chế hoá vào trong nội dung Hiến pháp . Điều 4 – Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
Nội dung cơ bản của sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước đã được vạch ra tại các kỳ đại hội của Đảng, được thể hiện thông qua các nghị quyết, bao gồm các mặt cơ bản sau:
+. Đảng đề ra đường lối chủ trương chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định.
+. Đảng vạch ra phương hướng và những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng một bộ máy Nhà nước làm việc thực sự có hiệu quả, một bộ máy Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
+. Đảng phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với cơ quan Nhà nước để thông qua cơ chế bầu cử, bổ nhiệm của Nhà nước bố trí vào công tác trong các cơ quan Nhà nước.
+. Đảng giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu tập hợp quần chúng, giáo dục, động viên họ tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; ủng hộ và tích cực thực hiện những đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.
+. Đảng kiểm tra Đảng viên và các tổ chức của Đảng trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng. Đồng thời theo dõi hoạt động của các cơ quan Nhà nước để phát hiện những sai lầm, lệch lạc để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn. Tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện đường lối chính sách của Đảng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
+. Tuy nhiên sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chỉ là sự lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước có thể độc lập tổ chức bộ máy quản lý điều hành bằng những công cụ, biện pháp của Nhà nước
+. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở nước ta được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước; còn ở các nước tư bản thì không có nước nào ghi nhận.
+. Chính nhờ có sự lãnh đạo nhất quán của Đảng, vì vậy hệ thống chính trị của nhà nước ta rất ổn định (được đánh giá là một trong ít quốc gia có hệ thống chính trị ổn định nhất trên thế giới – Pháp : trong vòng 12 năm, từ năm 1946(1958 “ thời đệ tứ cộng hoà” đã thay đổi Hiến pháp 26 lần).
+. Tuy nhiên cơ chế Đảng lãnh đạo bên cạnh những ưu việt của nó vẫn còn bộc lộ ít nhiều khiếm khuyết cần phải khắc phục. Như lời phát biểu của nguyên Tổng bí thư Đõ Mười tại Hội Nghị ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII:
“ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều Đảng viên được cử vào các cương vị khác nhau trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ TW( cơ sở. Được trao quyền những nhất thiết không được lạm quyền, hết lòng phục vụ, mang lại lợi ích cho nhân dân, làm người đầy tớ trung thành của nhân dân, tuyệt đối không được quan cách, hách dịch, cửa quyền, ức hiếp dân, hà lạm công quỹ, tham ô, lãng phí tiền bạc của dân”
Thứ hai: Đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước có một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Nhà nước giữ vị trí trung tâm (Trụ cột) của hệ thống chính trị vì quyền lực chính trị luôn được thể hiện một cách tập trung nhất thông qua quyền lực Nhà nước. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị luôn phải dựa trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành. Nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương và bảo đảm công bằng xã hội.
Vai trò to lớn của nhà nước không phải xuất phát từ sự áp đặt chủ quan mà xuất phát từ những cơ sở, điều kiện sau đây của nhà nước:
+. Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội, có cơ sở xã hội rộng lớn để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước. Nhà nước có hệ thống các cơ quan đại diện rộng lớn từ trung ương đến địa phương, do nhân dân bầu nên, quyết định đối với hệ thống các cơ quan nhà nước còn lại. Mọi cá nhân trên lãnh thổ quốc gia đều chịu sự quản lý, tác động của nhà nước bằng các quy định pháp luật.
Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị, công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, có bộ máy làm chức năng quản lý xã hội, thực hiện các biện pháp cưỡng chế khác khi thấy cần thiết.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bằng hêï thống pháp luật, các đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước được thực hiện một cách thống nhất. Kết hợp với các phương tiện điều chỉnh xã hội khác, đặc biệt là đạo đức pháp luật giữ vai trò hàng đầu trong quản lý xã hội vì sự ổn định, trâït tự và phát triển của đất nước.
Nhà nước có chủ quyền tối cao trong đối nội và đối ngoại. Có bộ máy quyền lực và sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của Nhà nước. Trong hệ thống chính trị nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền tham gia với tư cách là chủ thể của công pháp quốc tế.
Nhà nước là chủ sở hữu đối với những tư liệu quan trọng nhất. Nhà nước nắm trong tay nguồn cơ sở vật chất, tài chính to lớn, đảm bảo thực hiện các chức năng nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội.
Tất cả những diều kiện, cơ sở trên thể hiện ưu thế, sức mạnh và vai trò của nhà nước đã khẳng định vị trí được biệt củ nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam: nhà nước giữ vị trí trung tâm, trụ cột, là công cụ hùng mạnh của hệ thống chính trị.

Thứ ba: Đối với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên mặt trận.
Điều 9 – Hiến pháp 1992 quy định:
“ Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.”
Trong hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận tổ quốc và các thành viên của mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có những nhiệm vụ quan trọng sau:
+. Mặt trận tổ quốc và các thành viên của nó tham gia vào việc hình thành ra các cơ quan nhà nước.
( Mặt trận tổ quốc chủ trì hội nghị hiệp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu những người ra ứng cử vào Quốc Hội và HĐND.
“Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là bảy mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến lần thứ nhất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Hội đồng bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời dự Hội nghị này.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.” (Đ 30 – Luật Bầu cử Quốc Hội)
“Chậm nhất là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức hội nghị gồm đại diện các tổ chức thành viên để hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người được đề cử của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân đóng tại địa phương”. ( Đ 28 – Luật bầu cử HĐND).
’ Đại diện MTTQ và các tổ chức xã hội khác trong mặt trận là những thành viên trong các tổ chức bầu cử như tổ bầu cử, ban bầu cử, hội đồng bầu cử.
’ Có quyền đề nghị các cơ quan quyền lực Nhà nước bãi miễn các đại biểu không xứng đáng
+. Có quyền tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật.
’ Có quyền trình các dự án Luật trước Quốc Hội, Pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội ( Tổng công đoàn; Đoàn thanh niên CSHCM…). Ví dụ: Đ5 Luật Công đoàn quy định:
“1- Trong phạm vi các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
2- Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.”…
+. Tham gia vào việc quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ví dụ: Đ2 – Luật Công đoàn quy định:
“1- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
2- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
+. Ngoài các nhiệm vụ quan trọng như đã nêu trên, mặt trận TQ và các tổ chức thành viên còn tham gia tuyên truyền – giáo dục công dân ý thức chấp hành pháp luật, đấu tranh bảo vệ pháp luật, các quyền tự do, dân chủ của công dân. “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động”… ( Đ4 – Luật Công đoàn 1990)

Tóm lại: Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta – các tổ chức xã hội đóng một vai trò quan trọng. Cùng với các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội là công cụ quan trọng để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để nhân dân ta xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phồn vinh.

Không có nhận xét nào: